“Siêu kình ngư”; “Cô gái thép”, “Tiểu tiên cá”… có lẽ chẳng thể đếm hết những biệt danh mà làng thể thao khu vực đang dành cho Ánh Viên và những kỳ tích của cô. Hi sinh cả tuổi thơ và cả những thú vui cá nhân, từ một “rái cá nhỏ” ở vùng sông nước Cần Thơ, Ánh Viên ‘hóa rồng’ vươn ra khu vực và thế giới, giành nhiều huy chương vàng làm nức lòng người hâm mộ. Vậy sự nghiệp và cuộc sống hiện tại của ‘tiểu tiên cá’ sau giải nghệ ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết tiểu sử Nguyễn Thị Ánh Viên dưới đây nhé!
Thông tin chung
Tên thật (Tên đầy đủ) | Nguyễn Thị Ánh Viên |
Nghệ danh/Tên riêng | Ánh Viên, Tiểu tiên cá, Siêu kình ngư |
Năm sinh | 9/11/1996 |
Quê quán/Nơi sinh | Cần Thơ |
Chiều cao | 1m73 |
Nghề nghiệp | Cựu VĐV Bơi lội, HLV |
Gia đình/vợ/chồng | Độc thân |
Thông tin liên hệ | Đang cập nhật |
Mạng xã hội | Facebook: https://www.facebook.com/tieutiencaanhvien Tiktok: https://www.tiktok.com/@anhvien0911?lang=vi-VN |
Danh sách thành tích huy chương của Ánh Viên:
Giải đấu | Thành tích huy chương | Nội dung | |
FINA Swimming World Cup | Moscow 2015 | Huy chương đồng | 200 m hỗn hợp |
Moscow 2015 | Huy chương bạc | 400 m hỗn hợp | |
Paris 2015 | Huy chương đồng | 400 m hỗn hợp | |
Asian Games | Incheon 2014 | Huy chương đồng | 200 m ngửa |
Incheon 2014 | Huy chương đồng | 400 m hỗn hợp | |
Thế vận hội trẻ (Olympic trẻ) | Nam Kinh 2014 | Huy chương vàng | 200 m hỗn hợp |
Giải Vô địch châu Á | Dubai 2012 | Huy chương bạc | 200 m ngửa |
Dubai 2012 | Huy chương đồng | 400 m hỗn hợp | |
Đại hội Thể thao Trẻ châu Á | Nam Kinh 2013 | Huy chương vàng | 50 m ngửa |
Nam Kinh 2013 | Huy chương vàng | 200 m ngửa | |
Nam Kinh 2013 | Huy chương vàng | 200 m hỗn hợp | |
Nam Kinh 2013 | Huy chương bạc | 100m ngửa | |
Giải vô địch Bơi lội Đông Nam Á | Singapore 2012 | Huy chương vàng | 50 m ngửa |
Singapore 2012 | Huy chương vàng | 100 m ngửa | |
Singapore 2012 | Huy chương vàng | 200 m ngửa | |
Singapore 2012 | Huy chương vàng | 200 m hỗn hợp | |
Singapore 2012 | Huy chương vàng | 400 m hỗn hợp | |
Đại hội Thể thao Đông Nam Á | Manila 2019 | Huy chương vàng | 200 m hỗn hợp |
Manila 2019 | Huy chương vàng | 200 m tự do | |
Manila 2019 | Huy chương vàng | 200 m ngửa | |
Manila 2019 | Huy chương vàng | 100 m ngửa | |
Manila 2019 | Huy chương vàng | 400 m tự do | |
Manila 2019 | Huy chương vàng | 400 m hỗn hợp | |
Manila 2019 | Huy chương bạc | 50m ngửa | |
Manila 2019 | Huy chương bạc | 800 m tự do | |
Kuala Lumpur 2017 | Huy chương vàng | 200 m tự do | |
Kuala Lumpur 2017 | Huy chương vàng | 50 m ngửa | |
Kuala Lumpur 2017 | Huy chương vàng | 400 m hỗn hợp cá nhân | |
Kuala Lumpur 2017 | Huy chương vàng | 200 m hỗn hợp cá nhân | |
Kuala Lumpur 2017 | Huy chương vàng | 400 m tự do | |
Kuala Lumpur 2017 | Huy chương vàng | 800 m tự do | |
Kuala Lumpur 2017 | Huy chương vàng | 200 m ngửa | |
Kuala Lumpur 2017 | Huy chương vàng | 100 m ngửa | |
Kuala Lumpur 2017 | Huy chương bạc | 100 m tự do | |
Kuala Lumpur 2017 | Huy chương bạc | 200 m ếch | |
Singapore 2015 | Huy chương vàng | 200 m tự do | |
Singapore 2015 | Huy chương vàng | 400 m tự do | |
Singapore 2015 | Huy chương vàng | 800 m tự do | |
Singapore 2015 | Huy chương vàng | 200 m bướm | |
Singapore 2015 | Huy chương vàng | 200 m hỗn hợp | |
Singapore 2015 | Huy chương vàng | 200 m ngửa | |
Singapore 2015 | Huy chương vàng | 400 m hỗn hợp | |
Singapore 2015 | Huy chương vàng | 200 m ếch | |
Singapore 2015 | Huy chương bạc | 100 m tự do | |
Singapore 2015 | Huy chương đồng | 50m ngửa | |
Myanmar 2013 | Huy chương vàng | 200 m ngửa | |
Myanmar 2013 | Huy chương vàng | 200 m hỗn hợp | |
Myanmar 2013 | Huy chương vàng | 400 m hỗn hợp | |
Myanmar 2013 | Huy chương bạc | 400 m tự do | |
Myanmar 2013 | Huy chương bạc | 100 m ngửa | |
Myanmar 2013 | Huy chương đồng | 800 m tự do | |
Indonesia 2011 | Huy chương bạc | 100 m ngửa | |
Indonesia 2011 | Huy chương bạc | 400 m hỗn hợp | |
Đại hội Thể thao Quân sự Thế giới | Hàn Quốc 2015 | Huy chương vàng | 200 m hỗn hợp |
Hàn Quốc 2015 | Huy chương bạc | 800 m tự do | |
Hàn Quốc 2015 | Huy chương đồng | 200 m ngửa | |
Đại hội Trong nhà và Võ thuật châu Á | Incheon 2013 | Huy chương vàng | 200 mét hỗn hợp |
Ashgabat 2017 | Huy chương vàng | 200 mét hỗn hợp | |
Ashgabat 2017 | Huy chương vàng | 100 mét hỗn hợp | |
Ashgabat 2017 | Huy chương bạc | 200 mét tự do |
Tuổi thơ ‘dữ dội’ của ‘tiểu tiên cá’ và con lạch vô danh
Ánh Viên tên đầy đủ là Nguyễn Thị Ánh Viên, sinh ngày 9 tháng 11 năm 1996 tại ấp Ba Cau, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Sinh ra trong gia đình thuần nông, Nguyễn Thị Ánh Viên là con đầu trong gia đình có 2 chị em.
Bố của cô là ông Nguyễn Văn Tác, mẹ cô tên là Nguyễn Thị Ánh Hồng. Em trai Ánh Viên là Nguyễn Quang Thuấn (SN 2006), cũng theo bước chị trở thành VĐV bơi lội. Sở hữu rất nhiều điểm giống với người chị ‘kình ngư’ của mình, Quang Thuấn hiện tại cũng đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ ở tuổi còn nhỏ.
Từ bé, do bố mẹ bận rộn với công việc nên Ánh Viên đã được chăm sóc bởi ông bà nội. Ông nội của Ánh Viên là Nguyễn Văn Tới – ông cũng chính là “huấn luyện viên” dạy bơi đầu tiên của Nguyễn Thị Ánh Viên và Nguyễn Quang Thuấn.
Vùng quê nơi gia đình Ánh Viên ở cũng giống như bao vùng đất khác của miền Tây. Trước nhà có con lạch nhỏ nên trẻ nhỏ miền Tây thường được cha mẹ, ông bà tập bơi để tránh xảy ra tình trạng đuối nước.
Năm Ánh Viên lên 5 tuổi, những lúc nông nhàn, ông Nguyễn Văn Tới đã dành thời gian đưa cháu gái ra phía con lạch để tập bơi.
Không như những đứa trẻ khác lần đầu xuống tắm sông rất sợ, Ánh Viên lại thích thú trong vòng tay ông lúc ở dưới con lạch mãi chẳng chịu lên bờ. Những cái đập tay bì bõm đầu tiên của một kình ngư số 1 Việt Nam bắt đầu trên con lạch vô danh thuở ấy.
“Lúc đó con lạch nhỏ xíu, nhưng nước trong xanh. Chiều chiều nông nhàn là hai ông cháu dắt nhau ra đó tắm sông rồi tập bơi cho cháu. Khi đó tôi ôm cháu trong lòng rồi hướng dẫn cách bơi, lấy hơi, đạp chân ra sao. Vậy mà nó thích, ngâm nước tập suốt cả tiếng mà không chịu lên bờ, phải năn nỉ mãi mới chịu nhưng mặt buồn hiu. Rồi trong ngóng để hôm sau lại xuống bơi tiếp”, ông Tới cho biết.
Càng lớn, khả năng bơi lội của Ánh Viên càng bộc lộ. Thừa hưởng gien từ ông nội và cha, nên dù còn nhỏ tuổi nhưng chân tay, thể trạng của Ánh Viên đã phát triển vượt trội hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa.
Chia sẻ về con rạch nước chứa nhiều kỷ niệm, anh Nguyễn Hải Đăng, người người bạn “tri kỷ” thân thiết nhất với Ánh Viên cho biết: “Cái rạch trước nhà nước lúc lên lúc xuống, tôi không thích bơi và khi thấy sình lầy lại càng chẳng muốn xuống. Vậy mà Viên nước cao nước thấp gì cũng bơi tuốt, chẳng sợ sình”.
Khi học lớp 5, Trường tiểu học Long Tuyền 1 nơi Ánh Viên học có tổ chức cuộc thi bơi lội. Vốn dĩ bản thân nhút nhát nên không đăng ký. Không ngờ rằng, cô bạn cùng bàn điền tên lúc nào chẳng hay. Đến ngày thi đấu, Ánh Viên mới vỡ lẽ bản thân có tên trong danh sách nên buộc phải dự thi.
Cuộc thi diễn ra tại khúc sông Cái Răng gần trường. Cũng không ngờ lần đó cô đoạt giải nhất, rồi được cử thi Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố và đạt luôn giải nhì.
Cũng không ngờ rằng cuộc thi bất đắc dĩ lại có thể trở thành một bước ngoặt định mệnh trong đời cô. Ánh Viên ngày càng say mê tập bơi, rồi dần dà đam mê theo đuổi. Cũng nhờ được một người thầy tại trường tiểu học kèm cặp, Ánh Viên ngày càng tiến bộ hơn.
Năm 2008, Ánh Viên nhận thông báo lên thành phố nhận thưởng và được nhận vào Quân khu 9 để huấn luyện chuyên nghiệp, bắt đầu với cuộc sống khổ luyện xa gia đình, ‘ăn cơm đội’ tập luyện. Để rồi từ đó, từ một cô bé bì bõm tập bơi tại con lạch trước nhà, Ánh Viên vươn ra khu vực, giành nhiều huy chương vàng làm nức lòng người hâm mộ.
Sự nghiệp 12 năm chặng đường bơi lội vẻ vang của “siêu kinh ngư” Việt Nam
Từ những buổi dạy bơi của ông nội trên con rạch nước trước nhà, 11 tuổi, cô gái nhỏ Nguyễn Thị Ánh Viên bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp trên đường đua xanh và chính thức trở thành VĐV của CLB bơi Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng 4.
Khi lên 16 tuổi, ‘kình ngư’ quê Cần Thơ đã đạt chiều cao 1m7, sải tay dài 1,78 m, bàn chân to và có các nhóm cơ suôn dài. Đây là những tố chất rất thích hợp với môn bơi lội.
Năm 2011, Ánh Viên đạt được 10 HCV trong 10 nội dung đăng ký thi đấu tại Giải bơi lội các nhóm tuổi vô địch toàn quốc. Tại SEA Games 26 tổ chức tại Indonesia, cô đã giành được 2 HCB ở nội dung 100 m bơi ngửa và 400 m hỗn hợp.
Sau thành công tại SEA Games 2011, ngành TDTT phối hợp cùng với đơn vị chủ quản là quân đội quyết định đầu tư cho Ánh Viên đi tập huấn dài hạn ở Mỹ. Dù không công bố chính thức, nhưng được biết số tiền chi mỗi năm không dưới 3 tỷ đồng, con số mà theo chính dân trong nghề còn cao hơn cả kinh phí 1 năm chi cho 1 bộ môn thể thao đỉnh cao.
Và sau gần 2 năm khoác áo CLB bơi Saint Augustine (bang Florida), rồi chuyển sang khoác áo CLB nổi tiếng Ebiscobal và được dẫn dắt bởi chuyên gia Cray Anthony Teeters – một trong những HLV giỏi nhất của Mỹ, Ánh Viên có sự tiến bộ vượt bậc để trở thành 1 trong những gương mặt trẻ sáng giá của làng bơi Mỹ vốn đứng hàng đầu thế giới. Và dĩ nhiên, “nổi” ở Mỹ thì đương nhiên sân chơi khu vực, quốc gia không còn là thách thức với Ánh Viên.
Năm 2012, Nguyễn Thị Ánh Viên phá chuẩn B Olympic ở nội dung 200 m bơi ngửa với thời gian 2 phút 13 giây 66, giành HCV, vượt 4 chuẩn B Olympic tại Giải bơi lội Đông Nam Á. Ánh Viên đã đại diện cho Việt Nam tại Thế vận hội Mùa hè 2012, trong các môn 200m bơi ngửa và 400m bơi hỗn hợp cá nhân.
Năm 2013, Tại Đại hội Thể thao trẻ châu Á lần 2 diễn ra ở Nam Ninh, Trung Quốc (từ 19 – 22/8), Ánh Viên giành được 4 huy chương (3 HCV, 1 HCB). Tại SEA Games 27 diễn ra ở Myanmar (12/2013), Ánh Viên giành được 6 huy chương (3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ), phá 2 kỷ lục Sea Games ở các cự ly 200 m ngửa (2 phút 14 giây 80) và 400 m hỗn hợp (4 phút 46 giây 16), được bình chọn là ” Ấn tượng vàng SEA Games 27 “.
Ngày 26/8/2013, Nguyễn Thị Ánh Viên được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đặc cách trao cho quân hàm Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp và khen thưởng vì những thành tích mà cô đã đạt được khi đem về cho thể thao Việt Nam nhiều vinh quang.
Cuối năm 2013, sau khi thi đoạt 3 huy chương vàng tại SEA Games 27 (diễn ra tháng 12 năm 2013 tại Myanmar) và đoạt 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, phá kỹ lục cự ly 400m hỗn hợp tại Giải bơi Mùa xuân bang Florida, Mỹ (tháng 3-2014), Ánh Viên được Bộ tư lệnh Quân khu 9 đã tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và Bộ Quốc phòng thăng quân hàm từ Thượng úy lên Đại úy trước niên hạn. Lúc đó, Nguyễn Thị Ánh Viên mới chỉ 18 tuổi.
Tháng 8 năm 2014, Ánh Viên đoạt huy chương vàng Olympic trẻ nội dung 200m hỗn hợp. Tháng 9 năm 2014, Ánh Viên đoạt 2 huy chương đồng nội dung 200m ngửa và 400m hỗn hợp tại Đại hội thể thao châu Á (Asian Games 2014)
Năm 2015, sau gần 2 năm khoác áo câu lạc bộ bơi Saint Augustine (bang Florida), Ánh Viên chuyển sang khoác áo CLB nổi tiếng Ebiscobal và được dẫn dắt bởi chuyên gia Cray Anthony Teeters, một trong những HLV giỏi nhất của làng bơi lội Mỹ. Ánh Viên được nhận đầu tư hàng tỷ đồng để tập huấn dài hạn ở Mỹ, quốc gia có môn bơi phát triển nhất thế giới và đã được đền đáp xứng đáng.
Tại chặng một FINA World Cup 2015 tại Moscow, Nga, Ánh Viên đã xuất sắc mang về 2 tấm huy chương danh giá cho đoàn thể thao Việt Nam: huy chương đồng ở nội dung 200m hỗn hợp và huy chương bạc ở nội dung 400m hỗn hợp cá nhân. Tại chặng 2 ở Paris, Ánh Viên tiếp tục giành thêm 1 tấm huy chương Bạc nội dung 400m hỗn hợp cá nhân. Sau khi đạt thành tích vô cùng ấn tượng tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017, Ánh Viên được đề xuất thăng hàm từ Đại úy lên Thiếu tá.
Năm 2016, cô tham gia Thế vận hội Mùa hè 2016, nhưng không thể vượt qua vòng bảng hay giành được danh hiệu nào.
Năm 2017, Ánh Viên lập kỉ lục khi có riêng cho mình 8 chiếc HCV ở các nội dung 200m tự do, 50m ngửa, 400m hỗn hợp, 200m hỗn hợp, 800m tự do, 400m tự do, 200m ngửa, 100m ngửa; hai HCB ở các nội dung 200m ếch, 100m tự do và phá 3 kỉ lục của Sea Games.
Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 (Seagames 30) ở Philippines diễn ra vào năm 2019, cô đã tiếp tục đem về 6 Huy chương vàng và 2 Huy chương bạc, trở thành Vận động viên xuất sắc nhất đại hội.
Thời điểm kết thúc Seagames 30 cũng chính là lúc Ánh Viên chia tay thầy Đặng Anh Tuấn – người thầy đã huấn luyện và gắn bó với cô gần 10 năm. Lúc đó, ông đã từ chức để sang Mỹ làm HLV. Ánh Viên cũng không quay trở lại Mỹ tập huấn nữa mà về TP HCM tập luyện ở ĐH Thể dục Thể thao chung với đội 10 người.
Tại Thế vận hội Mùa hè 2020, Ánh Viên thất bại ngay từ vòng bảng các nội dung bơi, các thông số cũng chỉ ra phong độ của cô không còn như trước đây. Thất bại này khiến báo chí Việt Nam đặt câu hỏi lý do thất bại khi dù đã có 7 năm được đầu tư tập huấn dài hạn ở Mỹ.
Theo báo chí Việt Nam trích dẫn Tổng cục Thể dục Thể thao, việc Ánh Viên thất bại được chỉ ra là do “đã chạm ngưỡng giới hạn” và “đầu tư không định hướng đúng” được cho là nguyên do chính. Một số tờ bào cũng cho rằng việc “sai lầm trong khâu đầu tư, tập luyện sai quy trình” chỉ để tranh thành tích huy chương ở Sea Games khiến cô không thể vươn xa hơn ở Olympic hay các giải đấu tầm châu lục khác.
Ngày 8/10/2021, Ánh Viên khiến người hâm mộ bất ngờ tuyên bố giải nghệ, với lý do để chăm lo bản thân và tiếp tục việc học. Tuyên bố này khiến Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam bất ngờ. Dù đã cố gắng thuyết phục Ánh Viên thi đấu đến Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021, đồng thời tìm hướng giải quyết với bên Quân đội, nhưng đến ngày 16/11/2021, Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam đành chấp thuận việc giải nghệ của Ánh Viên.
Đầu năm 2022, Ánh Viên tái xuất, tham dự giải vô địch bơi lội quốc gia cùng đoàn Quân đội và gặt hái nhiều thành công. Cụ thể, tại giải bơi vô địch quốc gia 2022 bể 25m vừa kết thúc tại Thừa Thiên Huế, Nguyễn Thị Ánh Viên thống trị đường đua xanh. Kình ngư sinh năm 1996 giành tổng cộng 21 huy chương vàng cá nhân và đồng đội cho đoàn Quân đội.
Những tưởng phong độ xuất thần đó sẽ giúp Ánh Viên suy nghĩ lại và thay đổi quyết định giải nghệ. Tuy nhiên, ngay sau khi giải đấu tại Thừa Thiên Huế kết thúc, Ánh Viên đã chính thức tuyên bố chia tay bơi lội để bắt đầu một cuộc sống mới, khép lại hành trình 12 năm cống hiến cho bơi lội Việt Nam. Cô cũng cho biết sẽ không tham dự SEA Games 31 cùng tuyển Việt Nam vì lý do sức khỏe.
Trên trang cá nhân, Ánh Viên chia sẻ: “Kết thúc giải đấu Ánh Viên xin cảm ơn tất cả đã giúp Ánh Viên hoàn thành giải đấu. 12 năm là 1 chặng đường bơi lội, nên bây giờ em muốn sống cuộc sống bình thường, tự do và học hỏi thêm nhiều thứ mới nữa.
Ánh Viên sẽ không tham dự SEA Games vì Ánh Viên không đủ khả năng cũng như sức khoẻ không còn tốt như trước để đạt được thành tích tốt. Ánh Viên xin cảm ơn tất cả”.
Thông báo của Ánh Viên lập tức nhận được sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ. Tất cả đều cảm thấy tiếc nuối cho kình ngư quê Cần Thơ. Tuy nhiên, mọi người cũng đồng cảm và chia sẻ với mong muốn của Ánh Viên, đặc biệt khi sức thi đấu của cô đã đi xuống trông thấy trong những năm gần đây.
Hiện tại, Ánh Viên đang dành thời gian để học tập tại Trường ĐH TDTT TP.HCM. Cô vừa đạt được giải nhất trong Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc về lĩnh vực thể dục thể thao năm 2023.
Mới đây, ngày 5/7/2023, cựu VĐV sinh năm 1996 đã chính thức được nhận quyết định thăng quân hàm lên trung tá quân nhân chuyên nghiệp khi mới 27 tuổi. Cựu kình ngư cũng đã khoe tấm ảnh của cô trong ngày được thăng quân hàm cùng dòng trạng thái: “Trung tá quân nhân chuyên nghiệp trẻ nhất Việt Nam”.
Ngoài ra, Ánh Viên vẫn duy trì niềm đam mê với bơi lội thông qua việc duy trì một CLB bơi chuyên dạy bơi cho các em nhỏ. Song song với quá trình học tập, Ánh Viên vẫn đảm đương nhiệm vụ của một quân nhân trẻ, tiếp tục cống hiến cho phát triển phong trào thể thao trong Quân đội và được tạo điều kiện mọi mặt để tiếp tục phát triển.
Có thể thấy rằng, trong suốt chặng đường 12 năm bơi lội, để mang vinh quang về cho đất nước, những điều Ánh Viên phải chấp nhận đánh đổi là hy sinh rất nhiều thứ trong đó cả tình cảm cá nhân, gia đình, chưa kể những khó khăn vô cùng lớn trong tập luyện.Dù không thể đi tiếp chặng đường thi đấu nhưng giá trị mà những tấm huy chương Ánh Viên mang về được cho tổ quốc là không gì có thể sánh được.
Đời tư Ánh Viên: 23 tuổi mới biết mặc váy, tô son, thậm chí chưa có mối tình đầu…
Được cả làng thế thao khu vực nể phục gọi là “cô gái thép”, nhưng ít ai biết, Viên từng rất lạ lẫm với hầu hết những thú vui đang là thời thượng như điện thoại đắt tiền, tham gia cộng đồng Facebook. Cô đứng ngoài hoàn toàn những thứ này khi không có điện thoại riêng, không biết “mô tê” gì về mạng xã hội hay những hình thức tương tự, không dùng email…
Từng sống xa gia đình từ hết cấp 1, ở cùng thầy Đặng Anh Tuấn gần 10 năm, Ánh Viên trải qua thời niên thiếu và tuổi mới lớn cũng bên người thầy ấy.
Cô gái từng nói trong sự biết ơn: “Mọi chuyện trong cuộc sống, em đều tâm sự với thầy. Khi em trải qua những thay đổi tuổi dậy thì, hay kể cả lúc em đem lòng thương nhớ một cậu bạn nào đó mà không được người ta đáp lại, em cũng sẽ hỏi thầy: “Tại sao em thích người đó mà người ta không thích em?”. Quần áo em mặc cũng đều do thầy mua cả.
Nhưng ở cạnh thầy thì em phải sống như một cậu con trai. Hồi em mới được thầy Tuấn nhận làm học trò, có lần các chị trong đội tuyển dẫn em đi làm tóc và sơn móng tay. Khi về, thầy la em dữ lắm. Thầy bảo, một VĐV không làm đẹp bằng những thứ đó, mà làm đẹp bằng những tấm huy chương. Lúc đó em nghĩ thầy sẽ thích em sống như một cậu con trai và chỉ chuyên tâm vào tập luyện, nên dần dần em mặc nhiên coi mình cần phải sống như thế. Thú thật là có giai đoạn, em đã quên mình là phụ nữ.”
Chia sẻ về lần đầu mặc váy khi ở tuổi 23, ‘Siêu kình ngư’ Việt Nam cho biết: “Lần đầu tiên mặc váy, em mắc cười muốn chết. Vì em nghĩ tướng mình như đàn ông thế này mà mặc váy thấy kỳ kỳ sao đó. Nó cũng khiến em lóng ngóng, khó chịu nữa, vì trước giờ em toàn mặc đồ thể thao, đâu có quen với việc phải đi lại ý tứ, nhẹ nhàng. Nhưng em cũng biết mình nên làm điệu một chút.
Dù phải học một cách chậm chạp để trở nên nữ tính, thì em cũng có đôi lần ao ước được là con gái trong mắt một cậu bạn trai nào đó. Đến tuổi này, em vẫn không biết phải làm thế nào để giao tiếp với đàn ông, làm người ta thích mình. Em thậm chí chưa có mối tình đầu…
Sau này, khi giải nghệ, Ánh Viên có nhiều thời gian dành cho học tập và chăm sóc bản thân hơn, cô cũng đã dần được làm quen với thế giới bên ngoài hơn.
Hiện tại, dù không còn tham gia “đường đua xanh” nhưng cái tên Ánh Viên vẫn nhận về rất nhiều quan tâm. Cô nàng trở nên cởi mở hơn, thường xuyên chia sẻ ảnh về bản thân lên mạng xã hội.
Bên cạnh việc tiếp tục niềm đam mê bơi lội bằng việc mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em ở TP. HCM, cô cũng hoạt động tích cực trên các nền tảng mạng xã hội thông qua việc đăng những hình ảnh/clip chia sẻ về các kỹ thuật bơi, phòng chống đuối nước.
Nhiều video nhanh chóng lọt top trending TikTok, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ dân mạng vì kiến thức chuyên môn chuyên sâu, vẻ ngoài xinh đẹp, tươi tắn và gần gũi của Ánh Viên.
Trên đây là những thông tin tổng hợp của chúng tôi về cựu VĐV bơi lội – ‘tiểu tiên cá’ Nguyễn Thị Ánh Viên, hi vọng, giúp độc giả hiểu rõ hơn về tiểu sử và sự nghiệp của một ‘siêu kình ngư’ Việt Nam. Chúc cho Ánh Viên luôn hạnh phúc với lựa chọn của mình và thành công hơn nữa trong con đường sắp tới. Đừng quên theo dõi Tieusu.com để biết thêm nhiều thông tin về những người nổi tiếng nhé!